Học Toán thông minh ở đâu?
13-09-2024
Chi tiết Luyện thi đại học môn Toán chất lượng
13-09-2024
Chi tiết TOAN.VN kiên trì với sứ mệnh đồng hành cùng học sinh phổ thông từ lớp 1 đến lớp 12 không chỉ “yêu học toán” hơn mà còn bồi dưỡng năng lực, ý chí, để học sinh có thêm sự tự tin vượt qua những giới hạn bản thân
LỜI KHUYÊN HỮU ÍCH CHO CHA MẸ KHI BÙNG PHÁT DỊCH COVID 19
Đại dịch viêm đường hô hấp COVID-19 đã làm đảo lộn cuộc sống của nhiều gia đình trên khắp thế giới. Trường học đóng cửa, làm việc từ xa, giữ khoảng cách an toàn với mọi người – có quá nhiều thứ cần phải giải quyết, đặc biệt là đối với các bậc cha mẹ.
Sau đây là những lời khuyên hữu ích giúp cha mẹ chăm sóc và bảo vệ trẻ nhỏ từ Qũy Nhi đồng UNICEF Việt Nam.
Cùng TOÁN. VN lắng nghe những lời khuyên nhé!
1. Dành thời gian riêng cho con
Có thể chỉ trong 20 phút hoặc lâu hơn – tùy thuộc vào chúng ta. Hoặc có thể dành thời gian cho con vào cùng một khoảng thời gian mỗi ngày để các con có thể biết trước và mong chờ.
Đối với trẻ ở độ tuổi tập đi
– Hát hoặc tạo ra những điệu nhạc bằng nồi và thìa.
– Kể chuyện, đọc sách hoặc cho con xem tranh ảnh.
Đối với trẻ nhỏ
– Làm việc nhà cùng nhau – hãy biến việc dọn dẹp nhà cửa hay nấu ăn thành một trò chơi!
– Giúp con làm bài tập ở trường.
Đối với trẻ độ tuổi thanh thiếu niên
– Trò chuyện với con về những thứ con thích: thể thao, âm nhạc, người nổi tiếng, bạn bè.
– Cùng đi dạo – ngoài trời hoặc ở quanh nhà.
– Cùng tập thể dục theo bài nhạc yêu thích của con.
Hãy tắt ti vi và điện thoại. Lắng nghe con và nhìn con. Dành toàn bộ sự chú ý cho con cha mẹ nhé!
2. Giữ thái độ tích cực
Thật khó để giữ thái độ tích cực khi các con đang làm chúng ta muốn phát điên. Kết quả thường là chúng ta sẽ la lên: “Dừng lại ngay!”. Tuy nhiên việc la mắng con sẽ chỉ làm bạn và con thêm tức giận và căng thẳng.
Nói những hành vi bạn mong muốn ở con
Khi bảo con nên làm gì, hãy sử dụng từ ngữ tích cực; Ví dụ như “Hãy bỏ quần áo đúng chỗ đi con yêu!” (thay vì nói “Đừng có mà để phòng bừa bộn!”).
Khen ngợi khi con làm tốt
Hãy khen con mỗi khi con làm tốt một việc. Có thể trẻ sẽ không thể hiện cảm xúc ra ngoài, nhưng bạn sẽ nhận thấy con tiếp tục làm điều đó. Việc đưa ra lời khen cũng giúp con luôn tin rằng bạn chú ý và quan tâm tới con.
3. Sinh hoạt theo thời gian biểu
Thiết kế một thời gian biểu hàng ngày linh hoạt nhưng thống nhất
Lập thời gian biểu cho chính bạn và các con, bao gồm cả hoạt động học tập, làm việc lẫn vui chơi. Việc này có thể giúp trẻ cảm thấy an toàn và có hành vi đúng đắn hơn.
Trẻ cũng có thể cùng tham gia vào việc lập thời gian biểu hàng ngày – giống như lập thời gian biểu cho việc học ở trường. Trẻ sẽ làm theo thời gian biểu tốt hơn nếu được tham gia xây dựng.
Đưa hoạt động tập thể dục vào thời gian biểu cho mỗi ngày – để giúp trẻ bớt căng thẳng và có thêm nhiều năng lượng khi ở nhà.
4. Xử lý hành vi xấu
Mọi trẻ em đều có thể cư xử không ngoan. Đó là điều hoàn toàn bình thường khi trẻ đang mệt mỏi, đói, sợ hãi hoặc đang học cách độc lập.
Điều chỉnh hành vi
Hãy ngăn chặn hành vi hư trước khi chúng bắt đầu. Khi trẻ bắt đầu đứng ngồi không yên, bạn có thể làm phân tán sự tập trung của con một cách tích cực bằng việc gì đó vui hoặc thú vị: “Con ơi, đi dạo với bố/mẹ nào!”
Sử dụng biện pháp đưa ra hậu quả
– Biện pháp đưa ra hậu quả giúp trẻ có trách nhiệm với hành vi của mình hơn, đồng thời cũng kiểm soát kỷ luật tốt hơn. Phương pháp này chắc chắn hiệu quả hơn là đánh hay la mắng.
– Cho con sự lựa chọn được làm theo hướng dẫn trước khi cho chúng thấy hậu quả.
Hãy giữ bình tĩnh khi đưa ra hậu quả.
– Đảm bảo biện pháp đưa ra hậu quả có thể thực hiện được. Ví dụ, việc tịch thu điện thoại của con trong một tuần rất khó để thực thi, nhưng tịch thu trong một giờ thì khả dĩ hơn.
– Sau khi hình phạt đã được thực hiện, hãy cho trẻ cơ hội làm việc tốt và khen ngợi con.
5. Bình tĩnh và kiểm soát căng thẳng
Dành thời gian nghỉ ngơi
Chúng ta ai cũng cần thời gian nghỉ ngơi. Khi các con đã ngủ, hãy làm gì đó vui vẻ hoặc thư giãn cho bản thân. Lên danh sách những hoạt động lành mạnh bạn thích làm. Bạn xứng đáng được như vậy!
Lắng nghe con
Hãy cởi mở và lắng nghe những gì con nói. Con sẽ tìm đến bạn khi cần sự giúp đỡ và trấn an. Hãy lắng nghe con khi con đang chia sẻ suy nghĩ của mình. Đồng cảm với tâm tư và an ủi con.
Tạm nghỉ một chút
Bạn cảm thấy như muốn hét lên? Vậy hãy dừng lại khoảng 10 giây. Hít vào và thở ra 05 lần. Rồi thử nói một cách bình tĩnh hơn. Hàng triệu phụ huynh đã công nhận rằng cách này đã giúp ích – rất nhiều!
6. Nói chuyện về COVID-19
Cởi mở và lắng nghe
Cho phép con được nói thoải mái. Hỏi con những câu hỏi mở và tìm hiểu xem con đã biết những gì.
Không biết câu trả lời cũng không sao
Chẳng có vấn đề gì khi nói: “Bố mẹ không biết, bố mẹ đang tìm hiểu; hay bố mẹ không biết, nhưng bố mẹ cho rằng…”. Hãy coi như đây là một cơ hội để cùng con khám phá điều mới mẻ!
Hãy cảm thông thay vì kì thị
Nói với con rằng, chúng ta hãy thông cảm với những người bị bệnh và những người đang chăm sóc họ. Chia sẻ với con những câu chuyện về những người đang không quản ngày đêm phòng chống đại dịch và chăm sóc những người nhiễm bệnh
————————————–
THÔNG TIN LIÊN HỆ HỆ THỐNG GIÁO DỤC TOAN.VN
ĐT: 024 7301 8910 |0355098968 |Hotline: 0988550112
Địa chỉ hệ thống 18 TT TOAN.VN: https://www.toan.vn/lien-he
Email: cs@toan.vn
Website: https://www.toan.vn/ Facebook/yeuhoctoan | Youtube: TOÁN .VN
ĐĂNG KÝ HỌC TRẢI NGHIỆM THẬT