Hoạt động giáo viên dạy thêm thu tiền từ lâu đã trở thành vấn đề gây tranh cãi trong xã hội. Trong khi nhiều người xem đây là cách học sinh được học tập tốt hơn thì cũng không ít trường hợp biến tàu hoạt động này thành hình thức kinh doanh, ảnh hưởng đến sự công bằng trong giáo dục. Vậy cách quản lý dạy thêm sao cho hiệu quả, vừa đảm bảo chất lượng giáo dục vừa bảo vệ quyền lợi của giáo viên và học sinh?
Thực trạng dạy thêm thu tiền
Trước khi Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực, tình trạng giáo viên dạy thêm thu tiền diễn ra rất phổ biến.
- Giáo viên tự tổ chức dạy thêm tại nhà hoặc trung tâm:
Nhiều giáo viên dạy thêm cho chính học sinh của mình với mức thu cao.
- Ép buộc học sinh học thêm:
Nhiều giáo viên chỉ dạy sơ lược trên lớp và buộc học sinh phải đi học thêm mới được giảng dạy kỹ hơn.
- Lớp học thêm chất lượng kém:
Nhiều cơ sở dạy thêm chỉ chạy theo lợi nhuậu kinh tế, nhồi nhét học sinh mà không chú trọng đến chất lượng.
- Chi phí dạy thêm cao:
Nhiều gia đình phải chi tiền triệu đồng/tháng, gây áp lực tài chính.

Thông tư 29 giúp kiểm soát hoạt động dạy thêm, học thêm chặt chẽ hơn
Quy định mới về dạy thêm thu tiền theo Thông tư 29
1. Trường hợp dạy thêm trong nhà trường
Theo Điều 5 Thông tư 29/2024 quy định:
Giáo viên không được thu tiền khi dạy thêm trong nhà trường.
Đối tượng dạy thêm trong nhà trường, gồm học sinh có kết quả học tập môn học cuối học kỳ liền kề ở mức chưa đạt. Học sinh được nhà trường lựa chọn để bồi dưỡng học sinh giỏi. Học sinh lớp cuối cấp tự nguyện đăng ký ôn thi tuyển sinh, ôn thi tốt nghiệp theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.
Số lượng học sinh: Mỗi lớp không được quá 45 học sinh.
Số lượng tiết: Mỗi môn được tổ chức dạy thêm không quá 2 tiết/tuần.
Không xếp giờ dạy thêm xen kẽ với thời khóa biểu chính khóa và không dạy trước nội dung so với phân phối chương trình.

Quy định mới về dạy thêm áp dụng cho cả nhà trường và cơ sở giáo dục bên ngoài
>> Ôn thi Toán Đại học – Bứt phá giai đoạn nước rút <<
2. Trường hợp dạy thêm ngoài nhà trường
Theo Điều 6 Thông tư 29/2024 quy định:
Điều kiện đối với cơ sở dạy thêm:
- Phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Công khai thông tin về các môn học, thời lượng, địa điểm, hình thức, thời gian tổ chức, danh sách người dạy và mức thu học phí trước khi tuyển sinh.
Điều kiện đối với giáo viên:
Có phẩm chất đạo đức tốt và năng lực chuyên môn phù hợp với môn học tham gia dạy thêm.
Giáo viên đang giảng dạy tại các trường công lập không được tham gia quản lý, điều hành cơ sở dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia giảng dạy.
Phải báo cáo với hiệu trưởng về môn học, địa điểm, hình thức và thời gian tham gia dạy thêm.
Lưu ý:
Không được dạy thêm có thu tiền cho học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa trên trường.
Không tổ chức dạy thêm cho học sinh tiểu học. Ngoại trừ các trường hợp bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.

Toan.vn đảm bảo các yêu cầu về chất lượng dạy thêm, học thêm
>> Tăng tốc và về đích thi Toán vào lớp 10 chuyên <<
Giải pháp quản lý hiệu quả hoạt động dạy thêm
- Nâng cao thu nhập cho giáo viên:
Tăng lương và các chính sách hỗ trợ tài chính cho giáo viên để hạn chế dạy thêm thu nhập.
- Tổ chức dạy bổ trợ tại nhà trường:
Cung cấp lớp bổ trợ học sinh yếu và ôn luyện tại trường.
- Tăng cường giám sát:
Thành lập đội thanh tra, khuyến khích phụ huynh và học sinh báo cáo tình trạng bất công.
- Nâng cao chất lượng dạy và học chính khóa:
Cải tiến phương pháp dạy học để giảm nhu cầu học thêm.
Việc giáo viên dạy thêm thu tiền là vấn đề nhạy cảm, cần được quản lý hiệu quả để đảm bảo lợi ích cho cả giáo viên và học sinh.
Theo dõi
Đăng nhập
0 Góp ý