27-06-2023

“Con phiền phức quá. Con có thể bớt nghịch được không?”. Đây có lẽ là câu nói nhiều cha mẹ phải thốt lên khi con quá nghịch ngợm. Nếu cha mẹ đang than phiền và cảm thấy mệt mỏi khi con không chịu ngồi yên một chỗ thì hãy bình tĩnh nhé. Hiếu động, nghịch ngợm là cách các con học hỏi và khám phá thế giới sống động này đấy. Vậy cha mẹ làm gì để dạy trẻ nghịch ngợm phát huy năng lực tiềm ẩn của con? Hay làm sao để giúp trẻ nghịch ngợm tập trung học?

Cha mẹ hãy tham khảo những gợi ý của TOAN.VN tại đây.

 

1. Lý do trẻ nghịch ngợm

Trẻ nghịch ngợm khiến bố mẹ rất phiền phức. Sự hiếu động của trẻ đã bắt đầu ngay từ khi còn trong bụng mẹ và sẽ dần dần tăng theo độ tuổi của trẻ. Vậy tại sao có nhiều trẻ nghịch ngợm hơn những em bé khác? Có 4 lý do phổ biến thúc đẩy sự nghịch ngợm của trẻ:

  • Trẻ cảm thấy háo hức, tò mò, muốn bắt chước.
  • Trẻ chưa biết cách truyền đạt bằng lời nói về nhu cầu thể chất hoặc tinh thần của mình.
  • Trẻ không được cha mẹ quan tâm, chăm sóc, gần gũi hoặc cảm thấy mình bị đánh giá thấp.
  • Trẻ muốn được tự lập.
day-tre-nghich-ngom-hieu-qua

Hiếu động, nghịch ngợm là bản năng của con trẻ

 

2. 5 cách cha mẹ thông thái dạy trẻ nghịch ngợm hiệu quả

Hiểu được những lý do khiến con nghịch ngợm, cha mẹ sẽ tìm ra giải pháp dạy con nghịch ngợm phát huy năng lực vốn có và giúp con tập trung học. Dưới đây là 5 cách dạy trẻ nghịch ngợm được cha mẹ thông thái áp dụng có hiệu quả cao:

 

2.1. Dạy trẻ nghịch ngợm: Để trẻ được khám phá

Một đứa trẻ nhìn thấy những sự vật mới lạ xung quanh chắc chắn sẽ đều tò mò. Ở trẻ nghịch ngợm, sự tò mò này còn tăng cao hơn, kích thích trẻ có hành động ngay lập tức.

Trẻ không ngại ngần tiến tới gần sự vật đang kích thích mình. Sau đó, trẻ sử dụng các giác quan, xúc giác của mình để cảm nhận và đánh giá sự vật. Trẻ cũng sẽ có nhiều cách khám phá khác lạ, có thể gây lộn xộn hoặc phiền phức cho cha mẹ.

Việc của cha mẹ lúc này đó là không ngăn cản con. Việc này giúp con duy trì sự tò mò và thích khám phá.

Cha mẹ có thể để cho con được chạy khắp nơi và có thể cho phép làm xáo trộn một chút ngôi nhà, miễn sao trong phạm vi an toàn. Sau đó, cha mẹ hãy nhắc con dọn dẹp sạch sẽ.

Ngoài thời gian học tập, cha mẹ nên cho con được trải nghiệm các hoạt động thú vị (ví dụ: bơi, làm bánh, chạy, leo núi,…) ở các địa điểm mới.

day-tre-nghich-ngom-bang-cach-cho-tre-kham-pha

Trẻ nghịch ngợm được khám phá và trải nghiệm

 

2.2. Dạy trẻ nghịch ngợm: Khuyến khích trẻ thể hiện cảm xúc

Trẻ cảm thấy không được người khác quan tâm tới cảm xúc, ý kiến của bản thân cũng là môt trong những lý do chúng nghịch ngợm nhiều hơn. Nhu cầu được nói, bộc lộ cảm xúc tồn tại ở bất cứ ai, trong đó có cả những đứa trẻ. Cha mẹ nên khuyến khích con nói ra cảm xúc và những suy nghĩ của mình vì điều đó là thực sự cần thiết.

Khi con được bộc lộ cảm xúc của bản thân, trẻ sẽ cảm thấy thoải mái hơn, cũng nhờ vậy mà trẻ học được cách lắng nghe và chia sẻ với những người xung quanh.

day-tre-nghich-ngom-bang-viec-chia-se

Con chia sẻ cảm xúc với cha mẹ một cách tự nhiên

 

2.3. Dạy trẻ nghịch ngợm: Trao quyền tự giải quyết vấn đề cho trẻ

Những trẻ nghịch ngợm thường có trí tưởng tượng không giới hạn và con khao khát thực hiện ý tưởng của mình. Cha mẹ nên tạo nhiều cơ hội để con được thử sức tự làm, tự giải quyết vấn đề.

Cha mẹ có thể đặt cho con những câu hỏi về cách giải quyết một bài toán hoặc vấn đề nào đó thường ngày.

Khi trưởng thành, những đứa trẻ này sẽ có những cách sáng tạo để tiếp cận vấn đề, chủ động bước vào các lĩnh vực của cuộc sống và có kế hoạch dự phòng cho mọi tình huống.

day-tre-nghhich-ngom-tu-giai-quyet-tinh-huong

Trẻ được tự làm, giải quyết tình huống

 

2.4. Dạy trẻ nghịch ngợm: Dành thời gian chất lượng bên con

Mọi đứa trẻ đều có nhu cầu về thể chất và cảm xúc cơ bản. Vì vậy, cảm thấy an toàn, được yêu thương, được chơi, trò chuyện cùng cha mẹ là những điều cần thiết cha mẹ cần làm cho con mỗi ngày.

Khi thiếu một nhu cầu cơ bản, nỗi sợ hãi dâng trào trong trẻ. Điều này dẫn tới việc con có những hành động mạnh mẽ nhằm được chú ý.

 

2.5. Dạy trẻ nghịch ngợm: Cho trẻ học từ các trò chơi

Trẻ nghịch ngợm ham thích vận động. Trẻ con không bao giờ thiếu năng lượng dành cho việc giải trí. Đây cũng chính là quá trình chúng học hỏi và phát triển.

Sử dụng các trò chơi để truyền đạt kiến thức một cách tự nhiên nhất. Nhờ vậy, những đứa trẻ có thể thỏa sức tò mò, trải nghiệm, khám phá và giải quyết vấn đề bằng trí tưởng tượng vô tận qua những trò chơi vui vẻ.

day-tre-nghich-ngom-bang-tro-choi

Trẻ thích thú với các trò chơi

3. Lựa chọn môi trường học cho trẻ nghịch ngợm

Trẻ nghịch ngợm tuy có gây cho cha mẹ chút phiền phức nhưng nghịch ngợm cũng là biểu hiện những năng lực tư duy, sáng tạo rất cần phát huy cho trẻ.

Bên cạnh môi trường gia đình với sự đồng hành của cha mẹ thì lựa chọn môi trường học tập dạy trẻ nghịch ngợm phát huy năng lực vốn có của mình, rèn sự tập trung vô cùng quan trọng.

day-tre-nghich-ngom-bang-cach-tao-dong-luc-hoc-toan

Giáo viên tạo động lực học tập cho trẻ nghịch ngợm

 

Với kinh nghiệm 11 năm trang bị cho học sinh phổ thông kiến thức, kỹ năng học tập, TOAN.VN được nhiều phụ huynh lựa chọn cho con học tập. TOAN.VN dạy trẻ nghịch ngợm phát huy năng lực, tập trung hơn bằng cách:

  • Giáo viên khéo léo sử dụng chiến thuật kích thích tư duy, tạo động lực học tập cho trẻ.
  • Sự tương tác giữa giáo viên và học sinh giúp các em cảm thấy tự tin, phát triển tư duy phản biện và giải quyết vấn đề.
  • Các em được chủ động khám phá kiến thức, kích thích sự sáng tạo qua các câu hỏi gợi mở của giáo viên.
  • Các em được khuyến khích tìm ra các hướng giải quyết bài toán mới.

 

Bài viết trên đã giới thiệu tới cha mẹ 5 phương pháp dạy trẻ nghịch ngợm dễ áp dụng. TOAN.VN luôn sẵn sàng đồng hành, hỗ trợ cha mẹ giúp con nghịch ngợm có năng lực tư duy tốt, tập trung, kiên trì trong học tập.

Đăng ký học thật
0 0 đánh giá
Đánh giá của bạn
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan