20-07-2023
Sự đa dạng trong chương trình toán lớp 5 có thể gây ra nhiều khó khăn cho các con. Việc hiểu và vận dụng được thành thạo bộ công thức toán học từ hình tới đại số vừa là thách thức với con vừa là thử thách đối với thầy cô. Vậy chuyên đề dạy học môn toán lớp 5 có gì đặc biệt? Và làm thế nào để trẻ có thể tự tin giải toán 5 một cách đơn giản? Cùng thầy cô TOÁN.vn tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Sơ bộ về chuyên đề dạy học môn toán lớp 5
Nhằm giúp phụ huynh nắm bắt chi tiết nội dung học toán hình lớp 5, bài viết sẽ khai thác chi tiết kế hoạch dạy học. Cũng như là nội dung dạy học được ban hành chính thức cho năm học mới.
Kế hoạch dạy học
Các chủ đề trong chương trình toán 5 bao gồm:
Bài học |
Tên bài học |
Tỉ số phần trăm |
|
Số thập phân |
|
Đo lường |
|
Chuyển Động |
|
Hình tam giác |
|
Hình thang |
|
Hình tròn |
|
Định nghĩa và bài tập về hình hộp chữ nhật – Hình lập phương |
|
Thể tích |
|
Nội dung toán học lớp 5
Chương trình Toán 5 được chia thành 5 chương:
- Chương 1: Ôn tập và mở rộng các phép tính liên quan đến phân số. Giải toán tỉ lệ. Bảng đơn vị đo diện tích.
- Chương 2: Số thập phân và các phép toán liên quan đến số thập phân.
- Chương 3: Hình học.
- Chương 4: Phép toán về tính toán thời gian. Tìm hiểu toán chuyển động đều
- Chương 5: Ôn tập.
Toán đại số lớp 5: Cơ bản đến nâng cao
1. Tỉ Số Phần Trăm
- Tỉ số phần trăm: là tỉ số của hai số mà trong đó ta quy mẫu số của tỉ số về số 100. Kí tự là %
- Hỗn số: là kết hợp giữa 1 số nguyên và 1 phân số. Phần phân số của hỗn số luôn luôn nhỏ hơn 1. VD:
Công thức tỉ số phần trăm:
Phép cộng: a% + b% = (a + b)%
Ví dụ: 7% + 10% = (7 + 10)% = 17%
Phép trừ: a% – b% = (a – b)%
Ví dụ: 20% – 6% = (20 – 6)% = 14%
Phép nhân: a% × b = (a × b)%.
Ví dụ: 5% × 10 = (5 × 10)% = 50%
Phép chia: a% ÷ b = (a ÷ b)%
Ví dụ: 52% ÷ 4 = (52 ÷ 4) = 13%
2. Số Thập Phân
Số thập phân: Số thập phân là những phân số có tử số và mẫu số. Mẫu số có dạng 10, 100, 1000,… là tích của những số 10. Chúng được viết dưới dạng: 0,1; 0,01; 0,001…
Công thức số thập phân
Phép cộng: a,b + c,d= (a+c),(b+d)
Ví dụ: 3,5 + 4,4 = 7,9
Phép trừ: a,b – c,d= (a-c),(b-d)
Ví dụ: 4,4 – 3,5 = -0.9
Phép nhân: Sử dụng dấu phẩy tách các chữ số ở tích ra các chữ số tương ứng với chữ số phần thập phân của hai thừa số đã biết, tính từ phải qua trái.
Ví dụ: 3,4 x 1,2=4,08
Phép chia: Đếm xem có bao nhiêu số ở phần thập phân của số chia → chuyển dấu phẩy ở số bị chia sang bên phải bấy nhiêu chữ số. Tiếp đó, Bỏ dấu phẩy ở số chia rồi chia như chia cho số tự nhiên.
Ví dụ:
3. Đo Lường
Đơn vị đo thời gian
- 1 giờ = 60 phút; 1 phút = 60 giây; 1 ngày = 24 giờ; 1 tuần = 7 ngày;
- 1 năm có 365 ngày, 1 năm nhuận có 366 ngày ( cứ 4 năm có 1 năm nhuận)
- Tháng 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12 có 31 ngày.
- Tháng 4, 6, 9, 11 có 30 ngày.
- Tháng 2 có 28 ngày (năm nhuận có 29 ngày)
- 1 quý có 3 tháng; 1 năm có 4 quý.
- 1 thập kỷ = 10 năm; 1 thế kỷ = 100 năm; 1 thiên niên kỷ = 1000 năm.
Bảng đơn vị đo khối lượng
a) Đơn vị đo khối lượng từ bé đến lớn: g, dag, hg, kg, yến, tạ, tấn
b) Hai đơn vị đo khối lượng liền nhau :
- Đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé
- Đơn vị bé bằng 1/10 đơn vị lớn
Bảng đơn vị đo độ dài
a) Các đơn vị đo độ dài từ lớn đến bé: km, hm, dam, m, dm, cm, mm
b) Hai đơn vị đo độ dài liền nhau :
- Đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé.
- Đơn vị bé bằng 1/10 đơn vị lớn.
Bảng đơn vị đo diện tích
Hai đơn vị đo liền nhau hơn (kém) nhau 100 lần, tức là:
- Đơn vị lớn gấp 100 lần đơn vị bé.
- Đơn vị bé bằng 1/100 đơn vị lớn.
VD1: 1km sang m → nhân với ba lần số 10 (10 x 10 x 10 = 1000), vậy 1km = 1 x 1000 = 1000m.
VD2: 500 cm sang m, ta chia 500 với hai lần số 10 (10 x 10 = 100), vậy 500cm = 500 : 100 = 5m.
4. Chuyển Động
- Vận tốc: v = s : t
- Quãng đường: s = v x t
- Thời gian: t = s : v
Dạng 1: chuyển động cùng chiều
TH1: Toán chuyển động cùng chiều, xuất phát cùng thời điểm, khác vị trí
Công thức:
- Vận tốc v = v1 – v2
- Thời gian để hai xe gặp nhau: t = S : v
- Hai xe gặp nhau lúc: Thời điểm khởi hành + thời gian đi đến chỗ gặp nhau t.
- Vị trí gặp nhau cách A: X = v1 x
TH2: Toán chuyển động cùng chiều, xuất phát khác thời điểm, cùng vị trí
Công thức:
- Tìm hiệu vận tốc: v = v1 – v2
- Tìm quãng đường xe thứ hai đi trước: s = to x v2
- Thời gian hai xe gặp nhau là: t = s : v (khoảng cách hai xe : hiệu vận tốc)
TH3: Toán chuyển động ngược chiều, xuất phát cùng lúc, khác vị trí
Công thức:
- Tìm tổng vận tốc: v = v1 + v2
- Thời gian để hai xe gặp nhau: t = s : v
- Thời điểm hai xe gặp nhau = Thời điểm khởi hành + thời gian đi đến chỗ gặp nhau
- Vị trí hai xe gặp nhau cách A: s1 = v1 x t
TH4: Toán chuyển động ngược chiều, xuất phát không cùng lúc, khác vị trí
Công thức:
- Tìm thời gian xe đi trước t1
- Tìm quãng đường xe thứ nhất đi trước: s1 = v1 x t1
- Tìm quãng đường còn lại:s2 = s – s1
- Tìm tổng vận tốc: v = v1 + v2
- Thời gian gặp nhau của hai xe: t2 = s2 : (v1 + v2)
Dạng 3: Chuyển động trên dòng nước
Công thức:
Nếu vật chuyển động ngược dòng thì có lực cản của dòng nước. Vngược
Nếu vật chuyển động xuôi dòng thì có thêm vận tốc dòng nước. Vxuôi
- Vxuôi = Vvật + Vdòng
- Vngược = Vvật – Vdòng
- Vdòng = (Vxuôi – Vngược) : 2
- Vvật = (Vxuôi + Vngược) : 2
- Vxuôi – Vngược = Vdòng x 2
Chuyên đề dạy học môn Toán hình lớp 5: Cơ bản đến nâng cao
Một số kiến thức và công thức hình học cơ bản mà các con học toán lớp 5 sẽ cần biết:
1. Hình tam giác
Là hình bao gồm 3 cạnh với 3 đỉnh tạo thành một tam giác. Đỉnh là điểm mà hai cạnh gặp nhau. Cả 3 cạnh đều có thể dùng làm đáy. Đường cao của tam giác là đoạn thẳng hạ từ trên xuống và vuông góc với đáy. Do đó, mỗi tam giác có 3 đường cao.
Công thức tính chu vi và diện tích:
- Chu vi tam giác: C = a + b + c
- Diện tích tam giác: S = (a x h) / 2
Trong đó:
- a: a, b, c: chiều dài 3 cạnh của tam giác
- h: Chiều cao của tam giác
2. Hình thang
Hình thang là tứ giác lồi có hai cạnh đối song song. Hay còn gọi là 2 cạnh đáy của hình thang. Hai cạnh còn là 2 cạnh bên.
Công thức tính P: chu vi và S: diện tích
- Diện tích hình thang: S = h × ((a + b)/2)
- Chu vi hình thang: P = a + b + c + d
Trong đó:
- a và b: Chiều dài đáy của hình thang
- h: Chiều cao của hình thang (đoạn thẳng tính từ đỉnh xuống đáy, đồng thời vuông góc với đáy)
- a, b, c và d là cạnh của hình thang
3. Hình tròn
Là tập hợp tất cả các điểm nằm bên trong và bên trên đường tròn . Chu vi, bán kính và tâm của một hình tròn là tâm và bán kính của hình tròn bao quanh nó.
Công thức tính C: chu vi và S: diện tích
- Chu vi hình tròn: C= d x Pi hoặc C = (r x 2) x Pi.
- Diện tích hình tròn: S = Pi x r2
Trong đó:
- C: chu vi hình tròn.
- d: đường kính hình tròn.
- Pi: Số Pi (~3,141…).
- r: bán kính hình tròn.
- S: diện tích hình tròn.
4. Hình lập phương
Là hình có 6 mặt, 8 đỉnh, 12 cạnh và tất cả các mặt đều là hình vuông có các cạnh bằng nhau. Hay là một khối hình có chiều dài, chiều rộng và chiều cao bằng nhau.
Công thức tính S: diện tích và V: thể tích
- Thể tích hình lập phương: V = a x a x a = a3
- Diện tích xung quanh hình lập phương: Sxq = 4 x a²
- Diện tích toàn phần hình lập phương: Stp = 6 x a²
Trong đó:
- Sxq: Diện tích xung quanh.
- a: các cạnh của hình lập phương
- Stp: Diện tích toàn phần.
5. Hình trụ
Hình trụ là hình được giới hạn bởi một mặt trụ và hai đường tròn bằng nhau.
Công thức tính diện tích và thể tích
- Thể tích hình trụ: V=π∗r2∗h=3.14∗r2∗h=Sđáy∗h
- Diện tích xung quanh hình trụ: Sxq = 2.π.r.h
Trong đó:
- R: Bán kính hình trụ.
- Π: hằng số (π = 3,14).
- Sđáy: diện tích mặt đáy hình trụ.
- h: Chiều cao nối từ đáy tới đỉnh hình trụ.
Hy vọng rằng với nguồn kiến thức về chuyên đề dạy học môn toán lớp 5 từ cơ bản đến nâng cao của TOÁN.VN cung cấp, phụ huynh cũng sẽ có thông tin bổ ích để đồng hành cùng con trong quá trình chinh phục toán 5.
Theo dõi
Đăng nhập
0 Góp ý