Lịch thi đánh giá năng lực HSA 2025
04-10-2024
Chi tiết Lợi ích của việc dạy Toán tư duy cho trẻ
03-10-2024
Chi tiết TOAN.VN kiên trì với sứ mệnh đồng hành cùng học sinh phổ thông từ lớp 1 đến lớp 12 không chỉ “yêu học toán” hơn mà còn bồi dưỡng năng lực, ý chí, để học sinh có thêm sự tự tin vượt qua những giới hạn bản thân
1. Kỳ thi riêng Đại học Bách khoa Hà Nội
Năm 2023, Đại học Bách khoa Hà Nội có kế hoạch tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy vào các tháng 5, 6 và 7, tăng 2 đợt so với năm 2022. Bên cạnh đó, kỳ thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ thay đổi theo hướng tiệm cận với các kỳ thi của quốc tế.
Đề thi gồm 3 phần: Toán học, đọc hiểu, tư duy giải quyết vấn đề hoàn toàn bằng hình thức trắc nghiệm với tổng thời gian 150 phút, ngắn hơn gần một nửa so với cấu trúc cũ. Ngoài ra, thay vì diễn ra cả ngày và thi trên giấy như năm 2022, kỳ thi năm 2023 được tổ chức trên máy tính trong một buổi. Sau khi hoàn thành bài thi, các em được cấp giấy chứng nhận có giá trị trong 2 năm, được đăng ký xét tuyển vào bất cứ trường ĐH nào sử dụng kết quả của kỳ thi.
2. Kỳ thi riêng đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội
Kỳ thi đánh giá năng lực (HSA) 2023 có nhiều thay đổi, như giới hạn số lần dự thi của thí sinh và không hỗ trợ lệ phí thi như năm 2022.
Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN tổ chức 8 đợt thi đánh giá năng lực (HSA) (từ 10/3/2023 đến 04/6/2023) tại các tỉnh, thành: Hà Nội, Thái Nguyên, Hưng Yên, Nam Định, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An. Công tác tổ chức thi đảm bảo phòng dịch Covid-19 theo quy định của Bộ Y tế.
Hệ thống năm nay chỉ cho phép thí sinh đăng ký tối đa 2 lượt thi/năm.
Bài thi đánh giá năng lực được tổ chức theo hình thức trắc nghiệm, gồm ba phần: Toán, Văn học – Ngôn ngữ, Khoa học tự nhiên – xã hội, mỗi phần 50 câu hỏi. Về thời gian làm bài, riêng Toán diễn ra trong 75 phút, còn lại 60 phút, tổng 195-199 phút. Thí sinh thi trên máy tính và nhận giấy chứng nhận kết quả sau 14 ngày
3. Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh năm 2023 diễn ra 2 đợt.
Đợt 1, thí sinh đăng ký dự thi từ ngày 1 đến 26/2. Ngày thi diễn ra sau đó 1 tháng (26/3), kết quả được nhà trường dự kiến công bố vào 4/4.
Đợt thi thứ 2 diễn ra vào ngày 28/5. Để chuẩn bị cho đợt thi này, các thí sinh đăng ký dự thi từ ngày 5 đến 28/4. Kết quả dự kiến công bố ngày 6/6.
Đề thi được trường giữ nguyên hình thức, cấu trúc, cách đăng ký thi như năm 2022. Bài thi gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm khách quan (150 phút làm bài) với 3 phần: 40 câu sử dụng ngôn ngữ, 30 câu Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu, 50 câu giải quyết vấn đề.
4. Kỳ thi riêng Đại học Sư phạm Hà Nội
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội dự kiến tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực năm 2023 với nhiều điểm thay đổi và mở rộng phạm vi. Kỳ thi đánh giá năng lực của trường năm 2023 gồm 8 môn.
Thời gian thi vào Thứ 7, ngày 6/5/2023.
Theo thông báo của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, thí sinh lựa chọn đăng ký dự thi tại 1 trong 2 điểm thi: Trường ĐH Sư phạm Hà Nội; Trường ĐH Quy Nhơn.
Nhà trường lưu ý, thí sinh cần tìm hiểu kỹ phương thức, điều kiện tuyển sinh năm 2023 của trường đại học bản thân có nguyện vọng dự tuyển và lựa chọn 2, 3 hoặc 4 bài thi sẽ dự thi.
Thí sinh đăng ký dự thi trực tuyến trên Hệ thống đăng ký thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Mỗi thí sinh có 1 tài khoản truy cập Hệ thống để kê khai/chỉnh sửa thông tin, tải các minh chứng. Thí sinh cũng sử dụng tài khoản này để tra cứu kết quả thi, đăng ký phúc khảo, tra cứu kết quả phúc khảo (nếu có).
5. Kỳ thi riêng Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
Năm 2023, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tiếp tục tổ chức 2 đợt thi đánh giá năng lực để tuyển sinh vào tháng 4 và 6. Đồng thời, trường cũng tăng chỉ tiêu xét tuyển từ kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt lên tối đa 40% so với tổng chỉ tiêu.
Kỳ thi tổ chức 6 bài thi, cụ thể, bài thi Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, thời gian làm bài 90 phút/môn với 35 câu trắc nghiệm, 4 lựa chọn và 15 câu hỏi dạng trả lời ngắn. Bài thi Ngữ văn (90 phút, gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm 4 lựa chọn và 1 bài viết luận chủ đề nghị luận xã hội) và tiếng Anh (180 phút gồm 4 phần: nghe, nói, đọc, viết).
Dự kiến, tháng 1/2023, trường sẽ công bố chi tiết về kỳ thi và có thông tin chính thức về một số trường sử dụng kết quả kỳ thi này để xét tuyển.
Để thuận tiện cho thí sinh, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh và Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ công nhận kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của nhau.
6. Kỳ thi năng khiếu
Kỳ thi năng khiếu được tổ chức riêng ở các trường đại học như: Đại học Kiến trúc Hà Nội, Xây dựng, Mỹ thuật công nghiệp, Văn hoá Hà Nội, Âm nhạc quốc gia, Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh, Kiến trúc Đà Nẵng…
Với các trường đại học khối ngành mỹ thuật (khối V00), thí sinh thi vẽ tượng đầu người trên khổ giấy A3, bài thi vẽ bố cục tạo hình. Khối H00, thí sinh thi vẽ người bán thân trên khổ giấy A1 bằng bút chì đen và bài thi Bố cục trang trí màu.
Với các trường khối ngành âm nhạc, thí sinh sẽ tham gia các bài thi về Thẩm âm, Tiết tấu, Xây dựng kịch bản sự kiện… tuỳ vào quy định cụ thể của từng trường.
7. Kỳ thi riêng ngành Công an
Kết quả của kỳ thi riêng khối ngành Công an được 8 trường sử dụng xét tuyển, gồm: Học viện Cảnh sát nhân dân, An ninh nhân dân, Chính trị Công an nhân dân, Đại học An ninh nhân dân, Cảnh sát nhân dân, Phòng cháy chữa cháy, Kỹ thuật – Hậu cần Công an nhân dân và Học viện Quốc tế.
Dự kiến trong tháng 3 hoặc 4, Bộ Công an sẽ công bố chỉ tiêu tuyển sinh cụ thể của từng trường và bài thi mẫu để thí sinh tham khảo.
Bài viết khác:
ĐONG ĐẦY LỘC TẾT – QUÀ TẶNG HẾT Ý – LÌ XÌ MAY MẮN DÀNH RIÊNG 2K8!
ĐĂNG KÝ HỌC TRẢI NGHIỆM THẬT