25-02-2024

Khi các em học sinh chuẩn bị bước vào kỳ thi chuyển cấp từ lớp 9 lên lớp 10, môn Toán là một trong những môn thi chính, đóng vai trò quan trọng quyết định sự thành bại của mỗi sĩ tử trong kỳ vượt vũ môn đầy thử thách này. Vì vậy, các em học sinh cần phải nắm vững kiến thức cơ bản môn Toán. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các dạng Toán thi vào 10 mà học sinh lớp 9 cần chú trọng ôn tập để chuẩn bị tốt cho kỳ thi.

 

1. Dạng toán rút gọn biểu thức

Để làm tốt dạng bài này học sinh thực hiện đầy đủ các bước sau:

  • Phân tích mẫu thức
  • Rút gọn nếu có thể
  • Đổi dấu hợp lý
  • Quy đồng
  • Thực hiện phép tính
  • Rút gọn đến tối giản

Bên cạnh đó, các em cần lưu ý ghi đúng đề bài, ghi kết quả phải kèm theo điều kiện

Các câu hỏi phụ với yêu cầu “tìm X để…” hay tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của biểu thức đều phải đối chiếu X với điều kiện rồi mới kết luận.

Với câu hỏi tính giá trị của biểu thức phải ghi “với X = …. (thỏa mãn điều kiện)” sau đó tìm giá trị của căn bậc hai của X rồi thay vào biểu thức bằng câu dẫn “khi đó giá trị biểu thức … bằng ”.

 

2. Giải bài toán bằng cách lập phương trình

Để làm tốt dạng bài này, các em thực hiện các bước:

  • Lập bảng phân tích và phương trình ra nháp.
  • Bấm máy tính ra kết quả và căn cứ vào bảng để trình bày lời giải.

Các em cần lưu ý không được sai điều kiện, thiếu điều kiện, thiếu đơn vị. Nếu đại lượng có giá trị nguyên (đại lượng đếm được: số sản phẩm, số xe, số quyển sách…) điều kiện (ĐK) của ẩn là x là N*; nếu có đại lượng biểu diễn qua ẩn là biểu thức hiệu “x – m” phải nhớ ĐK là x ≥ m.

3. Hệ phương trình

Trước khi giải, học sinh cần xem hệ có cần đặt điều kiện trước không? (ĐK: Mẫu ≠ 0; Biểu thức trong căn ≥ 0). Nếu hệ có biểu thức phức tạp được lặp lại có quy luật nên giải hệ bằng phương pháp đặt ẩn phụ. Nếu có điều kiện, ẩn phụ và ẩn chính đều phải đối chiếu với điều kiện rồi ghi “thỏa mãn điều kiện” hoặc “loại” rồi mới kết luận.

4. Phương trình bậc hai, quan hệ giữa đường thẳng và Parabol

Phương trình bậc hai

Học sinh phải xác định hệ số a, b, c để kiểm tra việc nhẩm nghiệm (a + b + c = 0 hay a – b + c = 0), và nếu D là bình phương của một biểu thức thì giải cụ thể 2 nghiệm và trả lời yêu cầu của đề bài trực tiếp trên 2 nghiệm mà không cần thông qua Vi-et (chú ý biểu thức đối xứng và không đối xứng).

Quan hệ giữa đường thẳng và Parabol

Học sinh cần có câu lập luận chuyển từ mối quan hệ giữa đường thẳng và Parabol sang phương trình bậc hai (hoành độ giao điểm). Đặc biệt chú ý: tích hệ số a.c < 0 ta vừa kết luận được d cắt P và còn xác định được vị trí hai giao điểm nằm khác phía Oy.

5. Bài hình

Bài hình thực tế

Nhận diện dạng hình, yêu cầu cần tính là diện tích hay thể tích và chú ý đổi đơn vị nếu cần.

Bài hình học phẳng

Học sinh cần đọc kĩ bài rồi mới vẽ hình, nên vẽ nhanh ra nháp trước, sau đó mới vẽ vào bài. Vẽ hình to, rõ, đẹp bằng bút bi, đường tròn vẽ bút chỉ phải rõ nét. (Bán kính đường tròn tối thiểu là 3,5cm ). Làm đến đâu vẽ hình đến đó, câu d phải vẽ một hình riêng cho rõ ràng.

Việc nắm chắc các dạng toán thi vào 10 là rất quan trọng để học sinh chuẩn bị tốt cho kỳ thi chuyển cấp lên lớp 10. Bằng việc ôn tập và thực hành các dạng toán này, học sinh sẽ có nền tảng vững chắc và tự tin khi đối mặt với các bài toán toán trong kỳ thi chính thức.

Toan.vn sẵn sàng hỗ trợ, giúp các em xây vững chắc nền tảng kiến thức, kỹ năng chinh phục môn Toán thi vào 10.

Đăng ký học thật
0 0 đánh giá
Đánh giá của bạn
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan