25-02-2024

Kiểm soát cảm xúc là một kỹ năng quan trọng giúp con phát triển một cuộc sống lành mạnh và hạnh phúc. Tuy nhiên, con cái thường gặp khó khăn trong việc xử lý cảm xúc tiêu cực. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá 7 cách mà cha mẹ có thể giúp con kiểm soát cảm xúc tiêu cực một cách hiệu quả.

 

1. Tầm quan trọng của việc dạy con kiểm soát cảm xúc

Việc các con chưa biết cách vượt qua các cảm xúc khó chịu là việc bình thường. Bản thân người lớn cũng có nhiều khi dễ nóng giận, bỏ cuộc… khi gặp cảm xúc tiêu cực. Một số ví dụ có thể kể đến như:

  • Con rất hay kìm nén cảm xúc thật của mình, sau đó bùng nổ khiến mọi người cho rằng con hư.
  • Con tức giận khi mọi việc không đúng ý mình. Con ném đồ, đánh mẹ, mẹ giữ tay lại thì đuổi mẹ ra chỗ khác!
  • Đôi khi con chưa biết cách bộc lộ và dễ nổi cáu mà mẹ chả biết vì sao.
  • Con sợ hãi khi ở một mình. Khó chịu và tức giận khi không vừa ý.

Việc kiểm soát cảm xúc là kỹ năng mà cả người lớn và các con cần rèn luyện để thành công. Nhờ có kỹ năng này mà các con có khả năng làm dịu bản thân khi buồn bã và điều chỉnh những cảm xúc tiêu cực ấy mà không cần bộc phát ra ngoài.

day-con-biet-kiem-soat-cam-xuc-toanvn

Khi biết kiểm soát cảm xúc con sẽ tự tin và dễ thành công hơn

2. Giải pháp cha mẹ giúp con kiểm soát cảm xúc

2.1. Tạo môi trường ủng hộ và lắng nghe:

Cha mẹ không chối bỏ, coi thường cảm xúc của con. Cha mẹ nên tạo điều kiện cho con cảm thấy an toàn và tự do để nói về những gì đang xảy ra trong tâm trí và trái tim của mình. Hãy lắng nghe một cách chân thành và không đánh giá hay phê phán. Điều này giúp con cảm thấy được quan tâm và xây dựng kỹ năng tự quản trong việc xử lý cảm xúc.

 

2.2. Đặt ra quy tắc

Việc đặt ra các quy tắc trong gia đình, giải thích lý do vì sao phải đặt ra quy tắc và tạo chúng thành thói quen sẽ giúp con hiểu con sẽ phải làm gì và như thế nào là phù hợp. Ví dụ như: không được đánh nhau, không được nói tục, không được vứt đồ ăn…, và nếu ai không tuân thủ nguyên tắc sẽ bị phạt.

 

2.3. Gọi tên được cảm xúc của mình

Ngay từ khi tập nói, một đứa trẻ đã có những phản ứng như la hét, ném đồ đạc… để thể hiện cảm xúc buồn bã hoặc tức giận, chán nản của mình. Bằng việc dạy con tên của các cảm xúc như vui, buồn, giận, sợ hãi và giải thích sự khác nhau giữa cảm xúc và hành vi sẽ giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của hành động của mình. Bố mẹ hãy động viên để kiềm chế cơn nóng giận của con bằng các câu nói tích cực như: Bố/mẹ đang thấy con có vẻ buồn. Con có thể kể cho bố/mẹ nghe đã có chuyện gì xảy ra không?

cung-con-kiem-soat-cam-xuc-kho-chiu-toanvn

Gọi tên cảm xúc là bước định hướng con xây dựng cảm xúc tích cực

2.4. Dạy trẻ kỹ năng giải quyết tình huống và kiềm chế tức giận

Khi đã gọi tên được cảm xúc tiêu cực, cha mẹ hãy gợi ý con những cách kiềm chế cảm xúc đó. Các giải pháp này cần phù hợp với khả năng của từng bé.

Ví dụ như: khi con gặp một bài toán khó và có xu hướng cáu gắt, bỏ cuộc thì bạn hãy khuyến khích trẻ bình tĩnh, giải lao 1 chút, ăn 1 ít đồ ăn vặt, uống 1 cốc nước, hít thở thật sâu và đưa ra nhiều giải pháp xem cái nào khả thi nhất.

 

2.5. Dạy con những câu nói tích cực

Mặc dù cảm xúc là tự nhiên nhưng chúng ta có thể quản lý nó trước hết bằng cách thay đổi suy nghĩ, từ đó sẽ thay đổi và chuyển hóa cảm xúc. Tư duy tích cực sẽ tạo ra cảm xúc tích cực.

Cha mẹ hãy dạy con một vài cụm từ tích cực đơn giản, dễ nhớ để con có thể tự động viên bản thân. Ví dụ như: “Con có thể bình tĩnh lại”, “Con sẽ làm tốt hơn”, “Mọi chuyện sẽ có cách giải quyết”…Bố mẹ có thể giúp con thực hành bằng cách đặt con vào 1 tình huống cụ thể để con tự nói ra cách giải quyết và thực hiện các câu nói ấy nhé.

cha-me-dong-hanh-cung-con-kiem-soat-cam-xuc-toanvn

Cha mẹ cùng con nuôi dưỡng cảm xúc tích cực hằng ngày

2.6. Khen thưởng con khi con biết kiểm soát cảm xúc của mình

Khi trẻ biết kiểm soát được hành vi và cơn tức giận của mình, hãy đưa ra những phần thưởng khuyến khích hoặc những lời khen, động viên con. Khen ngợi con sẽ giúp bé có động lực để thay đổi hình ảnh bản thân thành người có khả năng xử lý cảm xúc.

 

2.7. Làm gương tốt cho con

Có lẽ việc làm gương chính là cách hữu hiệu cho mọi phương pháp giáo dục. Khi bố mẹ dạy con cách kiểm soát cảm xúc thì chính bố mẹ cũng cần thực hiện kỹ năng ấy trong quá trình dạy con.

 

Việc giúp con kiểm soát cảm xúc tiêu cực là một quá trình dài và đòi hỏi sự kiên nhẫn và sự hỗ trợ từ phía cha mẹ. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích đối với các bố mẹ đang muốn rèn luyện cho con kỹ năng vượt qua những cảm xúc tiêu cực một cách dễ dàng hơn nhé.

Đăng ký học thật
0 0 đánh giá
Đánh giá của bạn
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan